Việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV. Tuy nhiên, không phải lúc nào bôi kem chống nắng cũng được mịn màng, thay vào đó, bạn có thể gặp phải tình trạng vón cục khó chịu. Vậy kem chống nắng bị vón cục là do đâu và cách xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
10 nguyên nhân khiến kem chống nắng bị vón cục
Kem chống nắng bị vón cục là tình trạng xuất hiện khi kem chống nắng không duy trì được cấu trúc và kết cấu mịn màng ban đầu, nó trở nên đặc và vón cục lại. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
Do da khô, thiếu ẩm
Da khô và thiếu ẩm là một trong những nguyên nhân chính khiến cho việc sử dụng kem chống nắng trở dễ bị vón cục. Đặc biệt là với những loại kem chống nắng có tính thuần, ít chứa các thành phần dưỡng ẩm, nếu sử dụng trên nền da khô ráp, sần sùi hay bong tróc thì sẽ không thuận lợi cho việc thoa kem chống nắng. Điều này làm cho lớp kem chống nắng không đều và gây ra hiện tượng vón cục, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Xem thêm:
Thành phần của kem
Các loại kem chống nắng thường chứa các thành phần như chất tạo màng (Film Forming Agent) hoặc silicon, có tác dụng tạo một lớp màng bảo vệ trên da và giúp bề mặt da căng mướt. Tuy nhiên, những chất này thường không thể thẩm thấu vào da và là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng vón cục khi sử dụng kem chống nắng.
Sử dụng lượng kem chống nắng quá nhiều
Sử dụng lượng kem chống nắng quá nhiều cũng có thể gây ra tình trạng vón cục. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng một lượng kem vừa đủ, khoảng bằng một đồng xu để đảm bảo kem được phân phối đều và mịn màng trên bề mặt da. Việc này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ da khỏi tác động của tia UV mà còn giảm nguy cơ kem chống nắng bị vón cục, tạo cảm giác thoải mái và tự tin.
Thời gian giữa các bước dưỡng da không đủ
Thời gian giữa các bước dưỡng da không đủ cũng khiến kem chống nắng bị vón cục khi sử dụng. Vì vậy, sau khi sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc kem lót thì bạn nên đợi khoảng 3 – 5 phút để kem dưỡng có thời gian thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi tiếp tục bôi kem chống nắng. Điều này giúp tránh tình trạng vón cục và đảm bảo lớp kem chống nắng được tán đều và mịn màng trên bề mặt da.
Tìm hiểu:
Kem chống nắng và các sản phẩm dưỡng da không hợp nhau
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến kem chống nắng bị vón cục là do kem chống nắng và các sản phẩm dưỡng da không hợp nhau. Những sản phẩm dưỡng da được sử dụng trước bước kem chống nắng không thẩm thấu hết vào da mà gây cảm giác bết dính thì rất dễ gây tình trạng kem chống nắng bị vón cục.
Bôi kem chống nắng sai cách
Thay vì xịt kem chống nắng vào một điểm trên khuôn mặt và sau đó sử dụng tay để tán ra xung quanh thì bạn nên chấm từng giọt kem nhỏ lên toàn bộ khuôn mặt bằng ngón tay. Sau đó, sử dụng tay để nhẹ nhàng xoa đều các giọt kem lại với nhau. Phương pháp này giúp kem dễ dàng tán đều hơn trên da và giảm nguy cơ gây ra tình trạng vón cục khi bôi kem chống nắng.
Đồng thời, lưu ý trước khi bôi kem chống nắng thì cần vệ sinh da mặt đúng cách, sau đó lau bằng khăn mềm đẻ bề mặt da phải thật khô ráo. Nếu da còn ẩm, có nước hoặc mồ hôi thì khi bôi kem chống nắng cũng rất dễ bị vón cục.
Bảo quản kem chống nắng sai cách
Trên bao bì mỗi sản phẩm, nhà sản xuất thường để thông tin hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản đúng cách. Nên bảo quản kem chống nắng ở những nơi thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nơi có nhiệt độ cao. Điều này giúp ngăn chặn các tác động của yếu tố bên ngoài, giảm nguy cơ làm thay đổi cấu trúc của sản phẩm và gây ra tình trạng vón cục khi sử dụng.
Kem chống nắng hết hạn
Khi kem chống nắng đã hết hạn, các thành phần trong nó có thể có sự thay đổi về cấu trúc và hiệu suất, kem có thể trở nên đặc, khó tán và gây ra hiện tượng vón cục. Ngoài ra, việc sử dụng kem chống nắng đã hết hạn cũng làm giảm hiệu quả bảo vệ da trước tác động của tia UV và gây hại cho da.
Kem chống nắng chất lượng kém
Kem chống nắng kém chất lượng thường chứa các thành phần không tốt, dẫn đến hiện tượng vón cục khi tiếp xúc với da. Ngoài ra, các chất phụ gia hoặc hóa chất không phù hợp cũng gây ảnh hưởng đến kết cấu và tính chất của kem chống nắng, có thể gây kích ứng hoặc dẫn đến những nguy cơ không mong muốn khi sử dụng.
Kết cấu của kem dễ vón cục
Kem chống nắng có kết cấu quá đặc và khó tán thì cũng dẫn đến tình trạng vón cục. Vì vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng những loại kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, dạng gel hoặc sữa để giúp kem thẩm thấu dễ dàng hơn vào da và tránh tình trạng vón cục.
Kem chống nắng bị vón cục có sao không?
Kem chống nắng bị vón cục khi sử dụng gây ra nhiều vấn đề không mong muốn và ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ da. Dưới đây là những vấn đề xảy ra khi kem chống nắng bị vón cục mà bạn nên biết:
- Mất thẩm mỹ: Kem chống nắng bị vón cục là do các vệt kem dài khó tán, khiến da trở nên loang lổ, không đều màu, gây mất thẩm mỹ và khiến bạn không được tự tin.
- Không đạt được hiệu quả chống nắng tối ưu: Khi kem chống nắng bị vón cục chứng tỏ kem không được phân tán đều trên da, chỗ có chỗ không. Điều này khiến da không được bảo vệ toàn diện và không đạt được hiệu quả chống nắng tối ưu.
- Có thể gây mụn: Khi kem chống nắng bị vón cục trên da mà tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, bã nhờn, mồ hôi và nhiều tác nhân khác có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của mụn.
- Ảnh hưởng không tốt đến da nếu do kem chống nắng chất lượng kém, hết hạn: Sử dụng kem chống nắng kem chống nắng kém chất lượng hoặc đã hết hạn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến da, có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, thậm chí là các bệnh lý về da vô cùng nguy hiểm.
Hướng dẫn cách xử lý tình trạng kem chống nắng bị vón cục
Để xử lý tình trạng kem chống nắng bị vón cục thì bạn cần phải thực hiện các bước chăm sóc và bôi kem chống nắng đúng cách. Dưới đây là cách xử lý kem chống nắng bị vón cục để đạt được hiệu quả bảo vệ da cao nhất nhé:
Dưỡng ẩm cho da đầy đủ
Dưỡng ẩm đầy đủ giúp cung cấp độ ẩm cho da, giảm tình trạng bong tróc và khô ráp, đồng thời làm cho cấu trúc da trở nên mềm mịn hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng bôi kem chống nắng bị vón cục. Hãy ưu tiên sử dụng những sản phẩm gốc nước, có chứa các thành phần dưỡng ẩm như lô hội, dầu hạt nho, bơ hạt mỡ,…sẽ giúp dưỡng ẩm cho da hiệu quả.
Ngoài ra, hãy vỗ đều sản phẩm lên mặt và chờ đến khi kem dưỡng được thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi thoa kem chống nắng. Điều này đảm bảo kem chống nắng có thể được phân tán đều và mịn màng trên da, không gây tình trạng vón cục và bảo vệ da tối ưu trước tác động của tia UV.
Lựa chọn kem chống nắng phù hợp
Lựa chọn những loại kem chống nắng có thành phần phù hợp với làn da của bạn để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, đồng thời hạn chế tình trạng vón cục khi sử dụng.
Thoa kem chống nắng theo các bước tiêu chuẩn
Thoa kem chống nắng đúng cách sẽ giúp kem được tán đều trên da, hạn chế vệt trắng, vón cục và tăng hiệu quả bảo vệ da. Các bạn có thể tham khảo cách thoa kem chống nắng theo các bước tiêu chuẩn như sau:
- Bước 1: Chấm kem chống nắng thành từng điểm trên khuôn mặt
Chấm đều kem chống nắng lên 5 điểm trên khuôn mặt (trán, cằm, mũi và 2 bên gò má) sẽ giúp kem được phân tán đều trên da. Ngoài ra, điều này còn giúp tán kem dễ dàng hơn, kem thẩm thấu tốt hơn và tránh được hiện tượng vón cục.
- Bước 2: Tán và vỗ nhẹ để kem chống nắng thẩm thấu và da
Sau khi chấm đều kem chống nắng lên mặt thì bạn không nên thoa hay miết để tránh tình trạng bị vón cục. Thay vào đó, hãy tán và vỗ nhẹ lên da để giúp kem thẩm thấu nhanh hơn, hạn chế vệt trắng và tránh tình trạng vón cục.
Sử dụng lượng kem chống nắng vừa đủ
Bôi kem chống nắng quá ít hoặc quá nhiều cũng đều không mang lại kết quả tốt. Các chuyên gia da liễu khuyến cáo nên sử dụng một lượng kem vừa đủ với diện tích da mặt. Cụ thể bạn có thể áp dụng theo hướng dẫn sau:
- Đối với da mặt: Lượng kem chống nắng cần khoảng 1 đồng xu.
- Đối với da body: Lượng kem chống nắng cần khoảng 3 – 4 đồng xu.
Tuy nhiên, việc sử dụng kem chống nắng với liều lượng như thế nào còn tùy thuộc vào khả năng thẩm thấu của sản phẩm. Quan trọng là để da cảm thấy khô thoáng và thoải mái sau khi bôi kem chống nắng. Nếu da phải chịu quá nhiều lớp kem chống nắng thì không chỉ gây vón cục mà còn làm giảm khả năng thẩm thấu của sản phẩm trên da.
Đảm bảo đủ thời gian giữa các bước dưỡng da
Nên đảm bảo đủ thời gian giữa các dưỡng da để giúp da được khô thoáng trước khi thoa kem chống nắng. Hãy chờ cho kem dưỡng ẩm hoặc kem lót được thẩm thấu hoàn toàn vào da trước khi thoa kem chống nắng. Điều này giúp tránh được tình trạng tương tác không mong muốn giữa các sản phẩm và tình trạng vón cục.
Lựa chọn kem chống nắng kết cấu dễ tán
Ưu tiên lựa chọn những loại kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, dễ tán, dễ thẩm thấu trên bề mặt da. Tránh những loại kem chống nắng có kết cấu quá đặc, khó tán, lâu thấm để tránh tình trạng vón cục khi sử dụng.
Bảo quản kem chống nắng đúng cách
Lưu ý bảo quản kem chống nắng đúng cách, ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Điều này giúp kem chống nắng không bị thay đổi về mặt cấu trúc, đảm bảo hiệu quả chống nắng, bảo vệ da và tránh gây vón cục khi thoa lên da.
Kiểm tra hạn sử dụng của kem
Lưu ý kiểm tra hạn sử dụng của kem chống nắng trước khi sử dụng. Hạn chế sử dụng kem chống nắng sau ngày hết hạn để đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng vón cục hay gây ra những ảnh hưởng xấu đối với làn da.
Xem thêm:
Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý tình trạng kem chống nắng bị vón cục mà Valentine muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn sẽ sử dụng kem chống nắng đúng cách hơn để tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ da và giảm thiểu tình trạng bị vón cục khi sử dụng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề chăm sóc da thì hãy liên hệ cho Valentine để được chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, Valentine không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự ý áp dụng mà không thông qua sự tư vấn của chuyên gia.