Chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ là một việc vô cùng quan trọng để phục hồi và duy trì làn da khỏe mạnh. Với 7 bước chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ chi tiết chuẩn y khoa, bạn có thể giúp quá trình tái tạo da diễn ra nhanh hơn và giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo rỗ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các bước chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ trong bài viết dưới đây để có được làn da mịn màng và đều màu hơn nhé.
Hướng dẫn 7 bước chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ tiêu chuẩn
Chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ cũng cần phải thực hiện theo chuẩn các bước để giúp mang lại hiệu quả tốt nhất sau quá trình điều trị. Dưới đây là hướng dẫn 7 bước chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ:
Bước 1: Xịt khoáng thường xuyên sau khi điều trị sẹo rỗ
Xịt khoáng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp phục hồi và lành sẹo nhanh hơn nên được các bác sĩ khuyên sử dụng ngay sau khi điều trị sẹo rỗ.
Bạn có thể sử dụng xịt khoáng bất cứ lúc nào hoặc khi cảm thấy da bị khô để giúp làm dịu và cấp ẩm cho da tức thì. Đồng thời, hãy bảo quản chai xịt khoáng trong ngăn mát tủ lạnh để tăng hiệu quả làm dịu da khi sử dụng.
Bước 2: Rửa mặt đúng cách sau trị sẹo
Trong 24h đầu tiên: Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, sau khi điều trị sẹo rỗ trong vòng 24h đầu cần phải tránh nước và không được rửa mặt để hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Sau 24h, bạn có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý ít nhất trong 2 ngày để có thể loại bỏ được bụi bẩn và hạn chế nguy cơ lây lan vi khuẩn vào da.
- Rửa mặt bằng nước muối sinh lý từ 2 – 3 lần/ngày.
- Trước khi rửa mặt cần làm sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ hết vi khuẩn, ngăn không cho chúng tiếp xúc với da mặt.
- Đổ nước muối sinh lý lên gạc y tế hoặc bông tẩy trang, sau đó nhẹ nhàng thấm lên da mặt để làm sạch.
- Cuối cùng lau khô mặt bằng bông tẩy trang để tránh nhiễm khuẩn.
- Lưu ý: Tránh chà xát mạnh khi rửa mặt để không gây tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 trở đi: Bạn đã có thể rửa mặt bằng những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch sâu và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn có trên da. Đặc biệt lưu ý, không sử dụng các loại sữa rửa mặt dạng hạt, chứa AHA, BHA hay Vitamin C để tránh tác động lên lớp sừng gây tổn thương tới các tế bào da non mới hình thành, ảnh hưởng xấu đến quá trình lành thương.
Trước khi rửa mặt cần làm sạch tay thật cẩn thận bằng xà phòng để loại bỏ hết vi khuẩn gây hại. Sau đó, sử dụng rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da. Lưu ý, các động tác thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây trầy xước, tổn thương và gây nhiễm trùng.
Xem thêm:
Bước 3: Sử dụng tinh chất serum tế bào gốc tái tạo da
Tinh chất serum tế bào gốc tái tạo da có tác dụng tái tạo tế bào da mới giúp phục hồi da mặt bị rỗ sau khi điều trị là một trong những cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo mà bạn cần biết hiệu quả, giúp da săn chắc, đàn hồi và làm đầy sẹo nhanh chóng. Ngoài ra, sử dụng tinh chất serum tế bào gốc còn giúp kích thích và làm se khít lỗ chân lông, kiểm soát dầu nhờn, rút ngắn thời gian lành thương và giảm tình trạng da bị xỉn màu hiệu quả.
Cách thực hiện: Đổ một lượng tinh chất serum tế bào gốc tái tạo da vừa đủ ra lòng bàn tay. Xoa đều và apply lên mặt. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu vào da được tốt hơn. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày và sử dụng tối đa không quá 3 ngày.
Bước 4: Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm lành vết thương
Các nghiên cứu cho rằng, các tổn thương trên da sau khi điều trị sẹo rỗ sẽ nhanh lành hơn nếu bạn sử dụng các loại thuốc hỗ trợ làm lành vết thương. Những loại thuốc này thường chứa Hyaluronan và kẽm, giúp bảo vệ các tế bào và mô khỏi nhiễm trùng và viêm, từ đó vết thương sẽ mau lành hơn.
Cách thực hiện: Bôi các loại hỗ trợ làm lành vết thương ngay sau khi trị sẹo rỗ 2 – 3 lần/ngày trong vòng 7 ngày.
Bước 5: Bôi kem trị sẹo
Bôi kem trị sẹo giúp bạn cải thiện làn da và tăng hiệu quả điều trị nhiều hơn so với việc chỉ chăm sóc thông thường. Các loại kem trị sẹo rỗ sẽ kích thích quá trình sản sinh collagen lên gấp nhiều lần, từ đó giúp làn da hồi phục và lành sẹo nhanh chóng hơn.
Cách thực hiện: Bôi trực tiếp kem trị sẹo rỗ lên các vùng da bị sẹo sau khi điều trị, ngày bôi 2 lần sáng và tối. Lưu ý không bôi toàn khuôn mặt để tránh kích ứng.
Bước 6: Dưỡng ẩm cho da
Sau khi điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim hay laser, làn da thường trở nên rất khô và bong tróc. Vì vậy, sử dụng kem dưỡng ẩm là việc cần thiết để ngăn ngừa tình trạng này. Nếu không sử dụng kem dưỡng ẩm, da sẽ chậm lành thương hơn, dẫn đến đỏ da, thậm chí là không bong mài và ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình điều trị sẹo rỗ.
Lợi ích của việc sử dụng kem dưỡng ẩm cho da giúp dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm và sự đàn hồi của làn da. Ngoài ra, khi da được cung cấp đầy đủ độ ẩm sẽ giúp da nhanh chóng giảm thiểu tình trạng bị đỏ, từ đó quá trình bong mài sẽ diễn ra nhanh hơn.
Cách thực hiện: Lấy một lượng kem vừa đủ và thoa đều lên toàn khuôn mặt. Sử dụng kem dưỡng ẩm từ 3 – 4 lần/ngày vào buổi sáng, trưa, chiều, tối, hoặc bạn có thể bôi dưỡng ẩm bất cứ lúc nào mà da có cảm giác khô.
Bước 7: Sử dụng kem chống nắng và tránh nắng kỹ càng
Sau khi điều trị sẹo rỗ, lớp da cũ sẽ bị bong tróc và thay thế bằng lớp da mới. Ở giai đoạn này, lớp da mới rất mỏng và yếu ớt, nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ rất dễ bị tổn thương, bắt nắng hay sạm nám da. Điều này khiến cho da của bạn sẽ bị xấu hơn so với trước khi điều trị sẹo rỗ rất nhiều.
Sử dụng kem chống nắng và tránh nắng kỹ càng giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây hại khác. Đồng thời, nó cũng giúp ngăn ngừa lão hóa, giảm thâm nám và sạm da hiệu quả.
- Tán đều kem chống nắng lên khắp khuôn mặt, vỗ nhẹ để kem thẩm thấu vào da. Lưu ý không dùng tay thoa theo chiều xoắn ốc hay miết kem lên mặt để tránh để lại vân kem.
- Sử dụng kem chống nắng kể từ ngày thứ 4 sau khi điều trị sẹo rỗ và sau bước dưỡng ẩm cho da.
- Nên ưu tiên lựa chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 50+ trở lên.
- Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 30 phút, đồng thời ngồi trong nhà cũng nên bôi kem chống nắng hàng hàng để bảo vệ da tuyệt đối.
- Có thể sử dụng các loại viên uống chống nắng để tăng hiệu quả chống nắng và bảo vệ da tốt hơn.
- Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Sau khi điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim hoặc laser thì tốt nhất nên ở trong nhà khoảng 2 – 3 ngày.
- Trong trường hợp cần thiết phải đi ra ngoài đường thì bạn nên che chắn cẩn thận, đeo khẩu trang kín mặt, đội mũ vành rộng.
8 lưu ý quan trọng khi chăm sóc da sau khi bóc tách sẹo
Chăm sóc da sau khi bóc tách sẹo rỗ là rất quan trọng để đảm bảo quá trình lành thương nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý chăm sóc da sau khi bóc tách sẹo:
- Rửa tay sạch trước khi rửa mặt
Trước khi rửa mặt, bạn cần rửa tay thật sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn. Điều này tránh được tình trạng vi khuẩn ở tay sẽ lây lan sang da mặt, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương sau khi điều trị sẹo rỗ và đảm bảo quá trình lành thường diễn ra an toàn và nhanh chóng.
- Tránh chà xát mạnh vùng da trị sẹo rỗ
Khi rửa mặt hoặc sử dụng các loại sản phẩm dưỡng da thì tránh chà xát mạnh vùng da vừa điều trị sẹo rỗ xong. Thay vào đó chỉ nên massage nhẹ nhàng, sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ và không chứa hạt, đồng thời không tẩy tế bào chết để tránh làm trầy xước da, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cao và vết thương lâu lành.
- Không nặn máu bầm hay bóc da vùng điều trị sẹo rỗ
Tuyệt đối không được nặn máu bầm hay bóc da vùng điều trị sẹo rỗ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Nếu có bất kỳ sự can thiệp nào khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ thì sẽ rất dễ gây tổn thương cho da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và khiến vết thương lâu lành hơn.
- Uống thuốc được bác sĩ kê đơn theo chỉ định
Sau khi điều trị sẹo rỗ, bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm sưng viêm và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Nếu sau 7 ngày uống thuốc mà da vẫn còn hiện tượng đỏ hoặc ngứa thì bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Không tắm hồ bơi, tắm biển trong 2 tuần đầu tiên
Trong 2 tuần đầu sau khi điều trị sẹo rỗ, tuyệt đối không tắm hồ bơi hay tắm biển để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các chất tẩy trùng có nồng độ cao ở hồ bơi hoặc nồng độ muối của của nước biển gây lở loét, viêm nhiễm và khiến vết thương lâu lành.
- Không xông hơi hay massage mặt trong 2 tuần đầu tiên
Không xông hơi hay massage mặt trong 2 tuần đầu sau khi điều trị sẹo rỗ để tránh làm kích thích da và tăng cảm giác đau. Ngoài ra, nếu không massage đúng cách còn dẫn đến nguy cơ khiến vết sẹo càng to hơn.
- Hạn chế các chất tẩy rửa mạnh
Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm sạch chứa chất tẩy rửa mạnh hoặc chất hóa học gây kích ứng. Điều này hạn chế tối đa những tổn thương có thể gây cho da, giúp làn da sau khi điều trị sẹo rỗ hồi phục nhanh chóng hơn.
- Không makeup sau khi mới điều trị sẹo rỗ
Không makeup sau khi điều trị sẹo rỗ để tránh gây kích ứng cho da. Bởi những sản phẩm makeup thường rất dễ dẫn đến nguy cơ bít tắc lỗ chân lông nếu không được được sạch kỹ lưỡng, từ đó gây nên mụn hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng da.
Những thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau khi điều trị sẹo rỗ
Ngoài những cách chăm sóc da mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên thì bạn cũng nên lưu ý và chế độ ăn uống để quá trình điều trị sẹo rỗ mang lại hiệu quả nhanh chóng hơn. Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và không nên ăn sau khi điều trị sẹo rỗ:
Thực phẩm nên ăn sau khi trị sẹo
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C ảnh hưởng trực tiếp đến sự tổng hợp Collagen, giảm thiểu hình thành vết thâm sau khi điều trị sẹo rỗ, đồng thời chống oxy hóa và tăng khả năng miễn kích, giúp da tươi trẻ và khỏe mạnh hơn. Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, bưởi, sori, cà chua, kiwi, ổi,….
- Thực phẩm giàu vitamin A, B, E: Các loại vitamin này giúp kích thích sản sinh Collagen nhiều hơn, từ đó giúp da căng mịn và nhanh đầy sẹo hơn. Những phẩm giàu vitamin A, B, E mà bạn cần bổ sung sau khi điều trị sẹo rỗ như khoai lang, cá, đu đủ, cà chua, hạt óc chó, hạt lanh,…
- Các thực phẩm nhóm K và Protein: Vitamin K và Protein giúp các vết thương sau điều trị sẹo rỗ nhanh lành hơn. Vitamin K thường có trong các loại rau như cải bắp, súp lơ xanh, súp lơ trắng, nho, bơ, kiwi,… Protein thì thường có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa,…
- Uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ ẩm cho cơ thể và đào thải độc tố ra ngoài tốt hơn. Vì vậy, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sau khi điều trị sẹo rỗ là rất quan trọng để giúp quá trình lành thương nhanh hơn và giúp làn da căng mịn hơn.
Thực phẩm nên hạn chế trong quá trình chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ
Sau khi điều trị sẹo rỗ, da thường trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Vì vậy, ngoài những loại thực phẩm mà bạn cần bổ sung thì cũng có những loại thức ăn mà bạn cần hạn chế để giảm thiểu tình trạng dị ứng:
- Trứng: Là loại thực phẩm chứa một số hoạt chất và vị tanh khiến cho vết thương khó lành và mất nhiều thời gian hơn. Vì vậy, sau khi điều trị sẹo rỗ, nếu bạn ăn nhiều trứng sẽ khiến cho làn da lâu hình thành da mới và khiến vết thương lâu lành.
- Hải sản: Việc thực hiện chế độ ăn chứa nhiều tôm, cua, ốc,… hoặc các loại hải sản khác có thể làm tăng nguy cơ mọc thêm nhiều vết sẹo và khiến da không đều màu. Các loại thực phẩm này gây ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
- Gạo nếp: Các loại thực phẩm làm từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét,… có khả năng phản kháng lại quá trình lành thương, khiến cho da lâu lành hơn. Vì vậy, sau khi điều trị sẹo rỗ bạn nên tránh những loại thực phẩm này.
- Thịt bò: Thịt bò chứa nhiều Protein, nếu ăn nhiều sẽ khiến cho làn da trở nên xỉn màu và thâm sạm nhiều hơn. Vì vậy, cần hạn chế ăn thịt bò sau khi mới điều trị sẹo rỗ để ngăn ngừa tình trạng này.
Chăm sóc da sau khi trị sẹo rỗ đòi hỏi bạn cần phải dành nhiều thời gian, chi phí và công sức thì mới đạt được hiệu quả điều trị cao. Trên đây là 7 bước chăm sóc da sau trị sẹo rỗ chi tiết chuẩn y khoa mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết này này các bạn sẽ có thêm được những kiến thức bổ trong quá trình chăm sóc da, từ đó giúp bạn phục hồi da nhanh chóng và có được làn da như mong muốn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc nào thì hãy liên hệ cho Valentine qua hotline 1800 9200 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, Valentine không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự ý áp dụng mà không thông qua sự tư vấn của chuyên gia.